Trong một buổi chiều hè nắng vàng, tôi rong ruổi xe máy về Bình Hải. Vừa qua khỏi con đường đất nhỏ đầy sỏi đá, khung cảnh thơ mộng, thoáng mát hiện ra khiến mọi người cảm thấy thích thú, lạ lẫm. Mặt biển xanh ngát kéo dài ra tận chân trời. Từng đợt gió thổi lồng lộng, xua đi bao nóng nực. Sóng ở Gành Yến vỗ nhẹ. Vài chiếc thúng của ngư dân đánh bắt hải sản neo gần bờ trôi lững lờ trên mặt nước. Thúng nơi đây phủ màu xanh bắt mắt khiến khung cảnh càng thêm hữu tình.
Trên bãi đá cuội, vài người phụ nữ đang bắt ốc. Tôi lội xuống biển, theo bà Nguyễn Thị Đông ở thôn Thanh Thủy tìm ốc biển. Nước biển mát rượi, nhìn xuyên thấu từng con ốc, rộm, rong biển hay những bụi lớp bốp được ví như hoa của biển...
Dulichgo
Theo người dân địa phương, sở dĩ có tên gọi là Gành Yến bởi vì ngày xưa trong vịnh đá có nhiều hốc nhỏ là nơi trú ngụ của các loại chim như yến, én, sáo kể cả bồ câu. Người dân từng bắt gặp cả rái cá trên gành đá.
Chỉ tay về phía gành đá xa xa, bà Đông nói, đó là nơi dân câu chuyên nghiệp khắp nơi trong vùng kể cả từ Hội An (Quảng Nam) vào buông câu. Cá, tôm, bạch tuộc, cá mú là “chiến lợi phẩm” mà dân câu thu hoạch.
Bởi lẽ, cùng với việc tham quan Gành Yến, du khách có thể kết hợp tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của vùng đất anh hùng này như Lăng vạn Thanh Thủy thờ cá Ông; nghe kể về địa đạo Thanh Thủy; tham quan Bảo tàng Chiến thắng Vạn Tường ghi dấu ấn một thời hào hùng, trải nghiệm cùng đời sống người dân ven biển...
Dulichgo
Biển vùng Gành Yến cũng rất đa dạng sinh thái, đăc biệt là san hô. Vì vậy việc bảo tồn san hô, bảo vệ môi trường phát triển Gành Yến thành một điểm du lịch sinh thái, lặn biển, khám phá địa chất địa hình là sự lựa chọn phát triển bền vũng nhất.
Theo Bảo Hòa (Báo Quảng Ngãi)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét