728x90 AdSpace

MỚI NHẤT

6/6/16

Huế có cây di sản thứ ba

Ngày 23/4, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức đón nhận bằng công nhận cây đa Đá Bạc (thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc) của Hội bảo vệ thiên nhiên - môi trường Việt Nam là cây di sản Việt Nam. Như vậy, cây đa Đá Bạc (cùng với cây thị trên 300 tuổi ở Thủy Xuân, thành phố Huế và cây thị hơn 500 tuổi ở làng cổ Phước Tích, huyện Phong Điền) trở thành cây di sản thứ ba ở tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phú Lộc cho biết, cây đa Đá Bạc là cây trồng, có tuổi đời từ 200-300 năm. Cây có chiều cao 25m, tán lá rộng khoảng 40m, rễ chính và rễ phụ ôm gọn vào sáu hòn đá hoa cương kết thành khối có chu vi khoảng 27m. Hiện cây nằm sát quốc lộ 1A, thuộc khu vực Di tích lịch sử quốc gia Ngã ba Ràng Bò-Bến cây đa Đá Bạc.

Ông Lư Chính, hiện đang sống ở thôn Bạch Thạch, xã Lộc Điền, cho biết ông nội của ông là cụ Lư Đồng có truyền khẩu lại năm 1887, cụ Lư Đồng từ Mỹ Lợi qua Đá Bạc sinh sống, lúc này cây đa đã to lớn. Cây đa ấy được trồng nhằm mục đích để đánh dấu, cắm mốc biên giới điểm đầu và điểm cuối làng Đá Bạc sau khi dân làng đã định canh, định cư (khoảng thế kỷ XVII, XVIII).

Ngay dưới gốc cây đa, hiện có một miếu thờ của ngư dân làng Đá Bạc, được xây dựng thời kỳ cụ Lư Đồng còn sống (cách đây 120 năm), do nhân dân trong làng góp công, góp của để xây dựng một ngôi miếu thờ nhỏ để thờ Bà Thủy, với mong nguốn cầu cho người dân địa phương luôn gặp bình an, mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy thuyền mỗi lúc ra khơi.
Dulichgo
Sau khi xây xong, cụ Lư Đồng trở thành ông Từ, chăm nom nhang đèn để cầu mong dân chúng trong làng được bình an vô sự, an cư, lạc nghiệp. Hiện cây đa vẫn đang xanh tốt, phát triển.

Cụ Trần Văn Sáu, 65 tuổi, hiện sinh sống cạnh cây đa ở Đá Bạc cho hay cây đa Đá Bạc còn là nơi chứng kiến những tội ác dã man của quân Pháp đối với nhân dân địa phương và những chiến sĩ hoạt động cách mạng.

Nhìn thấy địa điểm bến cây đa Đá Bạc là điểm trọng yếu của tuyến đường Bắc-Nam, nơi có nhiều cây cối, lau sậy dễ ẩn nấp, là địa điểm lý tưởng để cách mạng hoạt động nên bọn Pháp cho xây dựng một đồn bốt về phía núi (cách cây đa Đá Bạc khoảng 500m), thường xuyên có một đội quân canh gác để theo dõi, đàn áp cách mạng.

Ngày 22/3/1975, do nắm được địa thế và vị trí quan trọng về quân sự của bến cây đa Đá Bạc nên quân Ngụy chọn bến cây đa Đá Bạc là điểm ém quân, chốt giữ nhằm ngăn chặn sự tiến công của quân ta nhưng đã bị Sư đoàn 324 (Quân đoàn 2) của ta tiêu diệt, cắt đứt cánh quân của địch trên đoạn đường Quốc lộ 1A từ Ngã ba Ràng Bò đến bến cây đa Đá Bạc.
Dulichgo
Ngày nay, cây đa Đá Bạc có vị trí đặc biệt quan trọng đối với lịch sử, đời sống văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng và người dân địa phương. Ngoài ra, cây đa Đá Bạc còn góp phần tạo nên giá trị kiến trúc, mỹ quan và văn hóa tín ngưỡng tâm linh của bà con dân làng Đá Bạc.

Cây đa gắn bó sâu sắc với con người, tạo nên nét đẹp hài hòa về cảnh quan, giữ gìn môi trường sinh thái; là chứng tích lịch sử, là một nét đẹp tiêu biểu trong đời sống văn hóa tâm linh người dân Đá Bạc nói riêng và người dân huyện Phú Lộc nói chung.

Theo Quốc Việt
Huế có cây di sản thứ ba
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top